Điện thoại: 0945 213555
Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 (Thứ 2 - CN)
Chuyên gia mách nước 3 hướng đi tốt để kinh doanh thép 2023

Chuyên gia mách nước 3 hướng đi tốt để kinh doanh thép 2023

23/02/2023

Tối ưu hóa quy mô sản xuất với quy trình sản xuất khép kín, khai thác những khâu còn khuyết trong chuỗi giá trị ngành, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm,… là 3 trong số những hướng đi phù hợp giúp doanh nghiệp ngành thép trụ vững để tồn tại và phát triển trong thời gian tới.

Đó là lời khuyên của ông Đặng Trần Hải Đăng, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu VietinBankSc đưa ra cho các nhà đầu tư tại Hội thảo ngành thép và thị trường chứng khoán 2017 vừa diễn ra tại Hà Nội.

Với tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp sản xuất thép Việt Nam vẫn được dự báo ở mức 15% trong giai đoạn 5 năm tới, ông Đăng cho rằng, cơ hội tăng trưởng của các doanh nghiệp thép Việt vẫn còn rất tốt nếu tìm được hướng đi phù hợp. Theo ông Đăng, 3 trong số đó là:

Tối ưu hóa quy mô sản xuất với quy trình sản xuất khép kín

Việc tổ chức quy trình sản xuất khép kín sẽ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết giảm tối đa chi phí sản xuất. Nhờ đó, sản phẩm tạo ra có khả năng cạnh tranh cao về giá, kể cả so với sản phẩm nhập khẩu. Bên cạnh đó, với chu trình sản xuất khép kín cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp quản lý, đảm bảo chất lượng sản phẩm ở từng khâu sản xuất chặt chẽ hơn.

Ông Đăng dẫn chứng, Hòa Phát là một ví dụ điển hình cho việc phát triển theo hướng đi này và trụ vững trong giai đoạn khó khăn của ngành thép thời gian qua.

Khai thác thị trường ngách

Khai thác những khâu còn khuyết trong chuỗi giá trị ngành cũng sẽ là hướng đi khôn ngoan. Doanh nghiệp nếu nghiên cứu đầu tư kỹ lưỡng, bài bản vào các sản phẩm Việt Nam chưa sản xuất được như phôi dẹt, thép cuộn cán nóng, hay các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như thép cơ khí chế tạo sẽ có tiềm năng phát triển rất lớn.

Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm

Thay vì chỉ tập trung vào một sản phẩm sẽ có nguy cơ rủi ro cao, các nhà đầu tư có thể đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tốt và biên lợi nhuận cao như ống thép, tôn mạ.

Hiện nay năng lực sản xuất của công nghiệp thép Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu trong nước về thép xây dựng, ống thép, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu. Do đó, việc khai thác thị trường xuất khẩu là rất cần thiết để mở rộng dư địa tăng trưởng của doanh nghiệp.

Ông Đăng cho biết, theo thống kê của Hiệp hội thép Thế giới, ngoài bán thành phẩm, các sản phẩm gia công sau cán như tôn mạ, ống thép là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu thép toàn cầu. Và hiện nay, tôn mạ kim loại cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm 33% (tương ứng với hơn 1,3 triệu tấn) trong cơ cấu xuất khẩu thép năm 2016. Bên cạnh đó, nguyên liệu thép sản xuất que hàn có biên lợi nhuận gộp cao, ở mức 20% vẫn đa số phải nhập khẩu. Do vậy, đây đều là những phân khúc còn tiềm năng tăng trưởng tốt cho các doanh nghiệp thép Việt.

Nói về hiện trạng ngành thép và cơ hội phát triển, TS. Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội thép   cũng cho rằng, ngành công nghiệp thép Việt Nam hiện vẫn chưa vận hành tối đa công suất. Việt Nam vẫn phải nhập khẩu rất nhiều thép, chủ yếu là những sản phẩm trong nước chưa cung ứng được như thép cuộn cán nóng, thép chế tạo.

Dự báo, ngành thép vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt tại nhiều lĩnh vực như sản xuất gang (4,5 triệu tấn), phôi (11,5 triệu tấn), thép thành phẩm (19,9 triệu tấn). Bên cạnh đó, thâm hụt thương mại cán cân thương mại ngành thép cũng sẽ giảm do Formosa đi vào hoạt động sẽ cung cấp ra thị trường thép cây và thép cuộn cán nóng.

Bình luận của bạn